empty
 
 

Chỉ số Ichimoku (Ichimoku Kinko Hyo ― Japanese for “one glance at the balance chart”) thống nhất nhiều cách tiếp cận khác nhau để dự đoán sự thay đổi của giá và kết hợp một chuỗi các chỉ số. Nó được sử dụng để chỉ ra xu hướng thị trường, xác định mức hỗ trợ, kháng cự và đưa ra các tín hiệu mua và bán. Chỉ số Ichimoku được phát triển bởi Goichi Hosoda (Ichimoku Sanjin) vào những năm 1930 với mục đích dự đoán động thái của chỉ số chứng khoán Nikkei hàng tuần và hàng ngày.

Đường Tenkan-sen (đường rẽ) màu đỏ trên đồ thị chỉ mức giá trung bình trong suốt phiên đầu tiên và được định nghĩa bằng tổng của mức giá cực đại và cực tiểu trong giai đoạn này chia đôi. Nó thể hiện xu hướng ngắn hạn.

Đường Kijun-sen (đường tiêu chuẩn; đường cơ bản) có màu xanh da trời. Nó biểu thị mức giá trung bình trong suốt phiên thứ hai. Đường Kijun-sen được sử dụng để chỉ ra xu hướng của thị trường. Khi mức giá cao hơn đường Kijun-sen thì tức là thị trường đang lên; còn nếu mức giá thấp hơn đường Kijun-sen thì tức là thị trường đang đi xuống.

Đường Senkou A (đường dẫn đầu) chỉ điểm trung tâm của khoảng cách giữa hai đường trước đó và đã được dịch chuyển trước một khoảng bằng giá trị của phiên thứ hai.

Đường Senkou B (đường thứ hai) chỉ mức giá trung bình của phiên thứ ba đã được dịch chuyển trước một khoảng bằng giá trị của phiên thứ hai.

Kumo (đám mây) là khoảng được tạo bởi hai đường Senkou span A và B. Mức giá nằm trong vùng đám mây là dấu hiệu cho thấy thị trường chưa có xu hướng rõ ràng, và trong trường hợp này, đường phía trên và phía dưới của đám mây đóng vai trò như là mức hỗ trợ và kháng cự. Nếu mức giá nằm trên đám mây thì đường phía trên của đám mây sẽ đóng vai trò là mức hỗ trợ đầu tiên, trong khi đường phía dưới sẽ đóng vai trò như mức hỗ trợ thứ hai. Khi mức giá nằm dưới đám mây, đường phía dưới của đám mây sẽ là mức kháng cự gần nhất và đường phía trên là mức kháng cự thứ hai.

Chinkou Span (đường trễ) dựa trên mức giá đóng cửa hiện tại. Nó biểu thị mức giá đóng cửa đã được lùi về trước giá trị của phiên thứ hai. Nếu đường Chinkou Span cắt đồ thị giá từ dưới lên thì đó là tín hiệu mua. Tín hiệu bán xuất hiện khi nó cắt đồ thị giá theo hướng từ trên xuống.

Các đường Tenkan, Kijun và Senkou cùng đóng vai trò như là chỉ báo MACD. Chinkou Span giống như chỉ báo tiêu chuẩn MetaTrader4 – Xung lượng.

Người phát triển chỉ số này đề xuất thiết lập những thông số sau đây: Tenkan-sen: 9, Kinjun-sen: 26; Senkou A: 52; Senkou B: 26. Đây là những thông số tối ưu phục vụ cho việc giao dịch theo tuần trên thị trường chứng khoán của Nhật. Những thông số này cũng hiệu quả cho các khung thời gian và thị trường khác.

Tín hiệu giao dịch Ichimoku

Khi đường Tenkan-sen giao với đường Kijun-sen từ phía dưới lên thì đây là tín hiệu để vào lệnh mua. Còn nếu nó cắt Kijun-sen từ trên xuống thì đây là tín hiệu để vào lệnh bán.

Nếu đường Senkou A và Senkou B cắt nhau theo hướng từ dưới lên thì đây là tín hiệu mua. Còn nếu chúng cắt nhau theo hướng ngược lại thì đây là tín hiệu bán.

Chỉ báo đưa ra tín hiệu mua khi đồ thị giá bị cắt từ dưới lên. Và ngược lại, đã đến thời điểm bán khi đường Ichimoku cắt biểu đồ giá từ trên xuống.

Nếu Chinkou Span đi qua biểu đồ giá theo hướng từ dưới lên thì đây là tín hiệu mua. Còn nếu Chinkou Span giao với biểu đồ giá theo hướng từ trên xuống thì đây chính là tín hiệu bán.

Về phần danh mục các bài viết
Mở tài khoản
Mở tài khoản
Thực hiện một ký quỹ
Thực hiện một ký quỹ
Không thể nói chuyện ngay bây giờ?
Đặt câu hỏi của bạn trong phần trò chuyện.